Một người ở đất Bắc vào phương Nam kiếm sống, từ Sài Gòn dạt lên Tây nguyên, trải qua hơn mười năm đầy nhọc nhằn với nhiều nghề chợt một ngày cao hứng… cầm bút viết liền mạch trong hai năm để hoàn thành một cuốn tiểu thuyết 400 trang về làng quê xa ngái của mình. Cuốn tiểu thuyết Đất Đình Gừng của Nguyễn Thành Trung ra đời như thế.
Tác phẩm của một người chưa hề làm quen với lĩnh vực văn học này được nhà văn Đỗ Chu thích thú đọc ngay từ bản thảo đầu tiên và… xúi: “Cuốn Đất Đình Gừng rất hợp với Cuộc thi văn học – nghệ thuật 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Cậu nên gửi dự thi!”.
Nguyễn Thành Trung |
10 năm xa quê nhọc nhằn
Năm 1989, từ Thái Bình – nơi bố mẹ anh rời Khương Trung (tên chữ của làng cổ Đình Gừng) tản cư đến vào năm 1947, Nguyễn Thành Trung đưa vợ con vào Sài Gòn thử vận.
Hành trang của gia đình Trung lúc ấy chỉ có một túi đồ cho ba người và mấy chục ngàn đồng lận lưng. Ban ngày hai vợ chồng phụ bán ở một quán phở; ban đêm họ và đứa con trai 4 tuổi “trọ” ở một nhà chờ xe buýt tại quận 1.
Sáu tháng sau, theo lời khuyên của một người bạn, anh dắt díu vợ con đến đất Đồng Nai kiếm sống, nhưng rồi vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo túng với những công việc không đâu vào đâu.Đến năm 1990, cũng theo lời khuyên của một người bạn ở Lâm Đồng, vợ chồng anh một lần nữa lên Bảo Lộc tìm kế sinh nhai. Continue reading Người chép truyện làng quê